Slide S4 Slide s2 Slide subpage
Trang chủTin tức

Thuở sơ khai của chocolate

22.01.2013
Rất nhiều nền văn hóa Trung Mỹ, trong đó có Aztecs, thường lên men hạt, phơi khô, nghiền nát và trộn với nước để tạo ra món đồ uống đậm đặc có vị đắng không thể thiếu trong các nghi lễ xã giao như đám cưới, ngày sinh.
Tuy nhiên, trong khi khai quật một khu vực thuộc Puerto Escondido, Honduras, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những mảnh gốm có dính chất cặn của theobromine, một hợp chất có đặc tính giống như caffeine và chỉ được tìm thấy trong cây cacao. Một số mảnh gốm có từ khoảng năm 1.100 đến 900 trước Công nguyên và 1.400 đến 1.100 trước Công nguyên. Điều này đã mở rộng khoảng thời gian sử dụng cacao lùi lại thêm 500 năm nữa.
Đây là một phát hiện lớn thay đổi lịch sử ra đời của chocolate, nhà nghiên cứu đứng đầu John Henderson tại Đại học Cornell, Mỹ, nhận định.

Không giống như thứ đồ uống có vị đắng của người Aztecs làm từ hạt cacao, món đồ uống của các cộng đồng Trung Mỹ cổ xưa được lên men từ cùi trắng bọc quanh hạt, gọi là chicha. Chicha có 5% là chất cồn và bọt bia, nhưng có vị ngọt nhẹ khác lạ. 'Nó không giống bất cứ thứ gì khác', Henderson nói.

Trong khi ở thời cổ đại, đồ uống cacao chỉ dành riêng cho những nhà giàu quý tộc, thì về sau, món đồ uống này vẫn là một biểu tượng của vị thế và quyền lực cho những bậc quyền quý.
Theo Will Dunham -Reuters